Nhật Bản là đất nước có trình độ KHKT vượt trội trong mọi lĩnh vực và công nghệ sinh học cũng là một ngành thế mạnh của nước Nhật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành phối giống và lai tạo loài cá chép thuần chủng thành một giống cá tuyệt đẹp và được đặt tên là Cá chép Nishikigoi. Nhưng những người yêu cá trên khắp thế giới biết đến Nishikigoi với cái tên cá Koi nhiều hơn. Cá Koi đẹp đến mức mà mỗi khi nhắc đến cá cảnh là người ta nghĩ ngay đến cá Koi Nhật Bản. Và cá Koi cũng được xem là “Quốc Ngư” của đất nước mặt trời mọc, là niềm tự hào của người Nhật.
Đặc tính sinh trưởng của cá KOI
Cá Koi là sản phẩm lai tạo từ cá Chép nên vẫn giữ được đặc tính chung của loài cá chép đó là dễ nuôi và mau lớn. Nhưng vì là sản phẩm của tiến bộ KHKT là lai tạo nên nó rất nhạy với sự thay đổi của môi trường. Vì vậy khi nuôi cá Koi đòi kỹ thuật và chế độ chăm sóc cao hơn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật chăm sóc cá Koi và một số đặc tính sinh trưởng mà bạn cần lưu tâm.
Môi trường nước trong hồ cá Koi
Nước trong hồ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá. Kích thước tối đa của cá có thể lên đến 2m, vì vậy hồ cần phải đủ rộng để cá phát triển. Đồng thời, nước phải luôn trong sạch, nồng độ pH lý tưởng là từ 7-7,5. Nồng độ NH3 rất quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh tồn của cá. Nồng độ NH3 tốt nhất nhỏ hơn 0,01mg/l. Nhiệt độ lý tưởng là 20 – 27oC. Nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết. Vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định cho cá. Nếu muốn thay nước hồ thì phải thay từ từ, không nên thay 1 lần, cứ 2 ngày giảm đi khoảng 1/3 thể tích nước trong hồ, cho đến khi nước trong trở lại là được. Lưu ý một điều đó là phải khử Clo cho nước trước khi đưa vào hồ. Có thể phơi nước trước 1 ngày hoặc dùng than hoạt tính để khử clo.
Hệ sinh thái trong hồ nuôi cá Koi
Các loại rong tảo góp phần tạo nên hệ sinh thái tốt cho môi trường sống của cá Koi. Nhưng nếu rong tảo phát triển quá nhiều thì chúng sẽ hút hết oxy trong nước, làm cho cá không đủ lượng oxy để thở. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát sự phát triển của các loại rong tảo trong hồ, nên trồng thêm các loại cây sống trong nước như Sen, Súng,… Tốt nhất là tạo một thác nước nhỏ, thác nước này sẽ giúp lưu thông dòng nước tạo oxy cho cá thở.
Thức ăn cho cá Koi
Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi là chúng đã có thể ăn các thức ăn như các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín,… Khi được nửa tháng, cá Koi có thể ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng,… Sự thay đổi thức ăn của Koi trong giai đoạn này làm ảnh hưởng lớn tới tỉ lệ sống. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho cá, người chủ cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá. Bổ sung kiến thức, nghiên cứu hướng dẫn chăm sóc nuôi cá Koi trong giai đoạn này.
Khi được 1 tháng tuổi cá chuyển sang chế độ ăn giống như cá trưởng thành đó là ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng,… Ngoài ra, thức ăn của cá còn có thể là cám, bã đậu, phân xanh, các sản phẩm đóng gói cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn sẵn của cá chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.
Lưu ý khi cho cá ăn đó là không nên cho ăn quá nhiều vì khi không ăn hết, lượng thức ăn dư thừa cùng với chất thải của cá sẽ làm ô nhiễm hồ nước, gây tác động xấu tới sức khỏe của cá. Khẩu phần ăn một lần vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể, cho ăn một ngày 2 lần. Nên hạn chế các loại thức ăn tươi sống mà nên dùng loại đông lạnh để tránh mang mầm bệnh cho cá. Các khoảng thời gian cho cá ăn tốt nhất là: 7h30; 10h30; 13h30; 16h30; 21h30 (Nếu cho ăn ở khung giờ 21h30 thì lượng thức ăn giảm 30% so với buổi sáng vì ăn tối mập xệ bụng)
Bệnh hay gặp ở cá Koi
Cũng giống như các loài cá cảnh khác, cá Koi cũng có thể mắc bệnh. Một số bệnh thường xuất hiện ở cá Koi là biếng ăn, lở da, rụng vảy, lở môi,… Khi phát hiện cá bị bệnh, cần cách ly ra khỏi đàn, cho ra hồ chứa riêng để tiện theo dõi chữa trị và tránh lấy lan cho những con khác. Có thể dùng các thuốc đặc trị bệnh nếu thấy nhẹ, trường hợp bệnh trở nặng thì nên mời bác sĩ thú y. Tìm hiểu nguồn bệnh để có biện pháp xử lý, ngăn chặn và lập tức thay nước bể cá để loại bỏ nguồn bệnh có trong nước.
Trên đây là một số lưu ý trong quá trình nuôi và chăm sóc cá Koi. Nếu các bạn có bất cứ khó khăn gì thì hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư thủy sản được đào tạo bài bản trong các trường đại học hàng đầu cả nước cũng như được các chuyên gia hàng đầu của các trại cá đối tác bên Nhật hướng dẫn, kết hợp với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc phổ biến thú chơi cá Koi tới người dân Việt Nam chắc chắn sẽ tháo gỡ được mọi khó khăn của bạn.
Chân thành cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng trong suốt nhiều năm quá. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng để đem đến những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo cho quý khách hàng.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Kĩ thuật chăm sóc cá Koi”