Đi dọc dải đất chữ S chúng ta có dễ dàng bắt gặp cây Mít ở bất cứ đâu. Cũng như cây chuối, cây Mít được dân ta trồng từ lâu đời với nhiều công dụng. Người ta có thể trồng Mít làm cây công trình hoặc lấy gỗ, chữa bệnh, xuất khẩu quả Mít. Cây Mít trong phong thủy còn có một ý nghĩa rất hay mà không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “ cây Mít và những điều đặc biệt của nó”
Cây Mít
Tên gọi và nguồn gốc
Tên khoa học của loài cây này là Artocarpus heterophyllus, họ thực vật Moraceae (họ Dâu Tằm). Có nguồn gốc ở Ấn Độ và được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tại Bangladet năm 1992 Mít đã được chọn làm cây ăn quả số 1 cần phải tập trung phát triển. Ở Việt Nam, Mít được trồng ở nhiều nơi, không kén đất. Từ Bắc vào Nam hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp nó.
Đặc điểm cây Mít
Thuộc loại cây gỗ cao từ 10-15m, vỏ dày màu xám sẫm. Cây có nhiều cành và nhánh, cành non có lông. Lá Mít thuộc loại lá đơn, mọc cách. Đặc điểm phiến lá cây Mít dày hình trái xoan nguyên hay chia thùy về một phía. Lá mít rộng, hình trứng ngược, đầu lá tù ngắn, mặt trên lá già màu lục đậm bóng, lá non màu xanh nõn chuối hơi vàng. Cuống lá dài 1-2.5cm. Lá kèm lớn dính thành mo ôm cành và rụng sớm.
Cây có hoa đơn tính cùng gốc. Các cụm hoa sinh ra trên các cành chính hoặc ở thân. Hoa đực mọc thành bông đuôi sóc, cụm dài và nhiều hoa. Hoa đực cũng có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống. Cụm hoa cái thì nhỏ hơn và có màu xanh lục, hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già.
Sau khi được 3 năm tuổi cây sẽ cho quả. Quả Mít thuộc loại quả phức lớn dạng hình trứng, vỏ ngoài có nhiều gai. Khi còn non thì quả có màu xanh, khi già rồi chín sẽ ngả vàng. Quả to dài khoảng 30-60cm, đường kính 18-30cm, khi chín có mùi thơm. Trong quả Mít có cuống Mít, xơ Mít, múi Mít và hạt Mít.
Múi Mít có phần thịt mềm màu vàng, ăn có vị ngọt rất thơm ngon. Hạt mít có chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể dùng để nấu ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều cách khác. Quả Mít dù xanh hay chín thì khi bổ ra cũng có nhiều nhựa.
Đặc điểm sinh trưởng
Là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi, ít bị sâu bệnh nguy hiểm, đặc biệt là Mít tố nữ. Thích ứng với nơi có khí hậu nóng và mưa nhiều, trồng được trên cả đất xấu, đất sỏi đá. Nhưng muốn cây to, sản lượng quả nhiều phải trồng ở đất phù sa thoát nước. Mít cũng có khả năng chịu được hạn tốt nhưng chịu úng kém. Vì vậy phải lưu ý tránh để tình trạng ngập úng kéo dài.
Cây Mít trong phong thủy
Cây Mít cùng với cây Vú Sữa là 2 cây ăn trái rất hay được trồng trước nhà, hay trong sân vườn lấy bóng mát. Người ta quan niệm trồng cây Mít trước nhà thể hiện sự kiên cường, luôn cố gắng hết mình để vươn lên trong sự nghiệp cũng như những hoàn cảnh khó khăn. Với khả năng đâm chồi nảy lộc và ra quả tốt còn mang tới sự tài lộc, sung túc cho gia đình.
Tác dụng của cây Mít
Cây công trình
Với sức sống khỏe, tán lá rộng nó được trồng làm cây công trình cho bóng mát, cải tạo đất. Cây sống khỏe, chịu hạn tốt, tán lá dày và xanh quanh năm giúp cải thiện môi trường xung quanh. Nó được trồng khá phổ biến ở đình chùa bởi theo quan niệm thì trong nhà có cây gỗ Mít thì sẽ được thần linh che chở.
Giá trị kinh tế
Sử dụng gỗ cây Mít thường khá tốt và mang một ý nghĩa tốt lành. Trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam thì nó thuộc nhóm IV. Có đặc điểm thớ mềm, ít bị nứt nẻ, hạn chế cong vênh cũng như mối mọt.
Gỗ Mít có tuổi thọ rất cao, trung bình là vài chục năm. Người ta sử dụng gỗ Mít rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Nó có thể làm đồ thờ cúng như bàn thờ, câu đối, cuốn thư, tượng gỗ,… hay làm đồ mỹ nghệ: lục bình,… Ngoài ra gỗ Mít còn dùng làm nguyên liệu trồng nấm.
Quả Mít thường được ăn trực tiếp vì rất thơm ngon nhưng cũng có thể chế biến thành các mon ăn khác: sữa chua Mít, Mít sấy, đóng hộp, xuất khẩu, bán trong siêu thị,… Mít sấy khô là sản phẩm công nghiệp thực phẩm thành công ở Việt Nam. Quả Mít chín dùng để chế rượu và nước giải khát lên men.
Tác dụng chữa bệnh của cây Mít
Toàn bộ cây đều được sử dụng để chữa bệnh. Quả xanh chát làm săn da. Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Nhựa có tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Lá mít lợi sữa, giúp tiêu hoá, an thần.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít
Cách trồng cây Mít
Vì cây Mít trưởng thành sẽ có tán lá rộng nên cần trồng cách nhau 5 đến 6m. Trước khi trồng ta cần đào hố với kích thước phù hợp với kích thước của bầu cây, phải xới đất lên và trộn với phân để đất tiêu diệt các mầm bệnh trong đất cũng như để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi trồng đặt cây vào hố thì cần lấp đầy đất cho chặt, lấy rơm ủ bề mặt đất và tưới nước để rơm giữ độ ẩm cho đất. Vì cây mới trồng chưa có rễ bám chặt nên ta cần có cọc hoặc khung sắt để giữ cây cho cây không bị đổ.
Cách chăm sóc cây Mít
Kỹ thuật chăm sóc có ý nghĩa quan trọng quyết định sản phẩm chất lượng, số lượng, tuổi thọ của cây. Bạn đọc nên lưu ý một số yếu tố sau để có thể trồng Mít tốt nhất. Khi trồng mít xong phải sử dụng vật liệu che đậy, phủ quanh gốc cho nó. Một mặt là giữ ẩm, chống sói mòn đất, mặt khác hạn chế cỏ dại.
Tưới tiêu nước cho cây, để ý độ ẩm tránh tình trạng ngập úng. Thường xuyên làm cỏ dại quanh gốc cây. Bón phân hữu cơ và phân hóa học cho cây. Cắt tỉa cành gãy mục, tạo tán cho nó.
Bán cây Mít giống
Hiện nay người ta trồng Mít ở các thành phố rất nhiều. Trong các khu đô thị, công trình,… đều có thể thấy nó. Có thể khai thác được nhiều lợi ích của loài cây này nếu như bạn biết và hiểu về nó.
Bạn đang tìm kiếm đơn vị bán cây Mít công trình, bạn chưa biết phải mua nó ở đâu cho giống tốt và giá cả đảm bảo. Bạn có thể truy cập website www.caydothi.com.vn để tham khảo sản phẩm. Hoặc gọi vào Hotline: 0985439130 để được tư vấn trực tiếp. Giá cây Mít sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và kích thước của cây.
Mọi thông tin chi tiết, giá cả hợp lý và dịch vụ hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH CÔNG TRÌNH
MST: 0601157679
Hotline: 0985439130
Website: caydothi.com.vn
Email: trongcaydothi@gmail.com
Địa chỉ: Đường S6, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Mít”