Thời gian gần đây, thời tiết nước ta thay đổi liên tục và thất thường. Riêng đầu năm 2019, lượng mưa có xu hương cao hơn trung bình nhiều năm. Các nhà vườn nghiệp dư đang mắc một sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đó là họ quá chú trọng vào việc tưới tiêu cây trồng của họ quá nhiều.
Cung cấp quá nhiều nước sẽ khiến cây bị úng và không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng úng nước của cây. Tin tốt là bạn có thể khắc phục tình trạng này. Sau khi xác định được mức hư hại của cây, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây. Tôi đảm bảo bạn bạn sẽ cứu được cây trồng của bạn. Cùng tôi giải quyết vấn đề mà bạn đang vướng mắc nhé…
1. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC
1.1. Mang cây trồng từ ngoài ánh nắng vào nơi bóng râm
Cây trồng ngay cả khi đang trong điều kiện ánh nắng đầy đủ vẫn có thể bị úng. Ngập úng gây nên hiện tượng đất bão hòa độ ẩm. Hàm lượng oxy trong đất giảm, hàm lượng CO2 và các loại khí độc trong đất đối với cây trồng tăng lên.
1.2. Đánh giá màu sắc
Khi bị úng nước, lá cây bắt đầu vàng, uốn cong và rụng dần. Nếu chồi non có màu nâu chứ không phải màu xanh lá thì cũng là dấu hiệu của cây đang úng nước.
1.3. Quan sát dưới đáy chậu
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng úng nước chính là ở cái chậu mà bạn trồng cây đó. Nếu chậu không có lỗ thoát nước thì việc ứ đọng nước ở đáy chậu sẽ xảy ra. Cách giải quyết đơn giản là bạn hãy mua một cái chậu mới có lỗ thoát nước. Khi vấn đề thoát nước được giải quyết đồng nghĩa với việc chấm dứt hiện tượng úng nước.
1.4. Xem xét màu sắc của đất
Khi bạn nhìn thấy đất có màu xanh lá nghĩa là tảo đang phát triển trong điều kiện thừa nước. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bạn chỉ cần thay đất trồng mới là vấn đề sẽ được giải quyết.
1.5. Để ý đến các dấu hiệu cây trồng héo úa mà không nảy chồi non.
Đây cũng chính là dấu hiệu của việc cây trồng bị úng nước.
2. Cách chữa cây bị úng nước
2.1. Giữ cây trồng trong bóng râm
Cây trồng đang bị úng không thể giữ ẩm được cho các nhánh rễ phía trên. Mặc dù cây sẽ khô chậm hơn, bước này sẽ giúp cây trồng tránh khỏi stress.
2.2. Vỗ nhẹ cạnh chậu nhằm nới lỏng vùng rễ cây ở mỗi bên
Nhẹ nhàng giữ nhẹ phần trên của đất hoặc phần thân trên của cây trồng và nhấc ra ngoài.
2.3. Để cây bên ngoài chậu khoảng vài tiếng đồng hồ hoặc nửa ngày trước khi đưa lại cây vào chậu
Khi đặt cây trồng trên giá đỡ bằng dây lưới, không khí sẽ giúp hong khô các đầu rễ trong chốc lát. Phải đặc biệt lưu ý và theo dõi nếu rễ cây có màu nâu. Vì bộ rẽ của cây trồng khỏe mạnh thường có màu trắng.
2.4. Sử dụng chậu cây mới có lỗ thoát nước
Có thể đặt vài hòn sỏi hoặc lưới thực vật ở dưới đáy chậu. Làm như vậy sẽ giúp tiêu nước nhanh hơn và tránh khỏi tình trạng úng nước.
2.5. Loại bỏ vùng đất có tảo phía trên bề mặt, nên cẩn thận để tránh làm hại đến rẽ cây
Cách tốt nhất là cho chúng vào thùng rác hoặc bỏ vào một nơi nào đó không có cây trồng. Tránh việc tái sử dụng đất này vì nó sẽ làm hư hại cho cây.
2.6. Lựa ra những rễ cây đang trong quá trình thối rữa
Trước khi trồng cây lại vào chậu, bạn cần loại bỏ những rễ cây đang bị thối rữa. Những rễ cây này không những sẽ làm ảnh hưởng đến rễ khác mà ảnh hưởng đến cả đất trồng. Những rẽ này có thể mang theo mầm bệnh gây nguy hại cho cây trồng của bạn. Tốt nhất hãy loại bỏ chúng trước khi chúng kịp lây lan bệnh cho các rễ khác. Chỉ tỉa những bộ phận thưcj sự bị bệnh hoặc bị thối rữa mà thôi.
2.7. Đặt cây vào chậu mới và cho đất mới vào lấp đầy các khoảng trống xung quanh rễ cây
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên, ta cho cây vào chậu mới và cho đất mới vào. Rải đất xung quanh rễ cây cho đến khi đất đầy và cách miệng chậu 1-2 cm.
2.8. Che lá cây lại nếu ngoài trời đang nắng nóng
Cách này sẽ làm chậm quá trình thoát nước của lá cây và giúp lá cây giữ nước lâu hơn. Từ đó bạn không cần tưới nhiều nước cho cây mà lá vẫn giữ được đủ độ ẩm.
2.9. Đợi đến khi phần đất bên trên khô ráo, sau đó nhẹ nhàng tưới thêm nước
Đặt một chiếc đĩa ở dưới chậu cây để hứng phần nước thoát ra từ lỗ ở đáy chậu.
3. PHỤC HỒI CÂY TRỒNG SAU KHI BỊ ÚNG
3.1. Tưới cây trồng khi bề mặt đất đã khô ráo
Không nên để đất khô hoàn toàn trong khoảng thời gian dài, làm như thế cây sẽ bị sốc. Thường xuyên kiểm tra bề mặt cây trồng trước khi tưới nước. Khi bạn chắc chắn bề mặt đất đã đủ khô thì lúc đó tưới thêm nước cho cây.
3.2. Không nên bón phân khi bạn thấy chồi non xuất hiện trên thân
Hệ thống rễ cây cần phải khỏe mạnh để hấp thụ chất dinh dướng từ đất. Nếu bạn bón phân, có thể sẽ làm chết những rễ non còn yếu ớt.
3.3. Bón phân khi cây trồng đã hoàn toàn hồi phục.
Sau 7-10 lần tưới, lúc đó cây trồng đã hoàn toàn hồi phục. Bộ rễ đã bắt đầu ổn định, lúc đó bạn nên kết hợp bón phân với liều lượng vừa đủ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các Loại Cây Không Nên Trồng Trước Nhà
Cách chữa cây bị úng nước
Các loại cây thủy sinh dễ tìm
Các loại cây trồng viền phổ biến
Các loại cây trồng trong trường học
Cách làm cho củ Sứ to
Cách làm gốc cây to ra
Cách bứng cây Sung
Các loại cây cảnh để trong nhà
Cách chăm sóc cây Mai bị suy
Tác dụng của tro bếp đối với cây trồng
Cây nhả Oxy vào ban đêm